Bối cảnh sáng tác Thơ bảy bước

Năm Hoàng Sơ thứ nhất (220), Tào Tháo mắc bệnh qua đời ở tuổi 66, thế tử Tào Phi kế thừa trở thành Ngụy Vương. Tháng 10 cùng năm, Tào Phi ép Hán Hiến Đế nhường ngôi, trở thành Ngụy Văn Đế. Vì đã trải qua giai đoạn tranh ngôi thế tử, nên dù đã lên ngôi hoàng đế, Tào Phi vẫn cảnh giác cao độ với các em, đặc biệt là với Tào Thực.[1] Ông lo lắng rằng người em uyên bác và có tham vọng chính trị này sẽ đe dọa ngai vàng của mình, nên đã nghĩ ra biện pháp để loại bỏ Tào Thực. Tào Phi yêu cầu em trai trong vòng bảy bước phải đọc một bài thơ, nội dung phải chứa đựng ý nghĩa của anh em nhưng không được phép sử dụng hai chữ này trong thơ, nếu không làm được sẽ bị chém đầu.[2] Dù biết anh trai có chủ tâm muốn hãm hại mình, nhưng do không có cách nào để giải nguy, nên Tào Thực đã ứng khẩu một bài thơ trong vòng bảy bước.[3][4] Thế thuyết tân ngữ chép rằng, "Văn Đế (Tào Phi) lệnh cho Đông A vương (Tào Thực) nội trong bảy bước phải làm một bài thơ, nếu không sẽ thi hành đại pháp (tử hình). [Tào Thực] liền ứng khẩu thành thơ […] Văn Đế tràn đầy nét hổ thẹn."[1]